Máu nhiễm khuẩn, hay còn gọi là huyết nhiễm khuẩn, là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong máu, có thể gây ra các phản ứng viêm nhiễm nặng trong cơ thể và dẫn đến sepsis – một cấp cứu y tế cực kỳ nghiêm trọng. Sepsis có thể gây tổn thương cơ quan, sốc nhiễm khuẩn và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực là rất quan trọng để hạn chế các biến chứng.

Máu nhiễm khuẩn là gì?

Máu nhiễm khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng máu là căn bệnh đe dọa tính mạng khi toàn cơ thể phản ứng mạnh mẽ với sự hiện diện của vi khuẩn trong máu. Hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng nhưng chính nó bị lây bệnh khiến toàn cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch khi đối phó với nhiễm trùng.

Máu nhiễm khuẩn nguy hiểm không chỉ vì bị vi khuẩn xâm hại, độc tố từ các chất bài tiết của chúng mà còn vì toàn thân kích hoạt phản ứng chống viêm làm tổn thương mô và cơ quan bên trong. Các trường hợp không hiểu rõ máu nhiễm khuẩn là gì và chưa tìm cách chữa trị dẫn đến bệnh nặng sẽ bị sốc nhiễm trùng, suy chức năng gan, thận, phổi nhanh chóng, dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ bị máu nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây máu nhiễm khuẩn

Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể kích hoạt quá trình máu nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, các loại nhiễm trùng sau có khả năng lây nhiễm cao như:

Viêm phổi

Viêm mô tế bào

Nhiễm trùng trong ổ bụng

Nhiễm trùng hệ niệu

Nhiễm trùng thần kinh trung ương

Du khuẩn huyết

Nhiễm trùng máu biểu hiện như thế nào?

Điều đáng lo nhất của máu nhiễm khuẩn là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân rất nặng, tỷ lệ tử vong nhanh đặc biệt là ở trẻ bị máu nhiễm khuẩn. Các biểu hiện có thể là:

Sốt, ớn lạnh: Sốt cao trên 38oC, ớn lạnh là dấu hiệu đầu tiên khi mắc tình trạng. Nếu ai không biết rõ máu nhiễm khuẩn là gì, yếu tố dễ bị nhiễm trùng sẽ lơ là, dẫn đến tình trạng nặng hơn.

Hạ thân nhiệt dưới 36oC: Các nghiên cứu chứng minh đây là dấu hiệu bị nhiễm khuẩn huyết nặng hơn và tiên lượng cũng xấu hơn.

Thở nhanh: Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phổi, lượng oxy cơ thể hít vào bị giảm đi, do đó người mắc phải thở nhanh. Điều này khiến người bệnh khó thở, đặc biệt là trẻ bị máu nhiễm khuẩn.

Đau nhức: Tình trạng đau nhức có thể xảy ra ở toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một số bộ phận, đặc biệt là ở bụng.

Tim đập nhanh, hạ huyết áp: Đây là một trong triệu chứng dẫn đến sốc nhiễm trùng – giai đoạn nghiêm trọng nhất.

Vùng da đổi màu: Khi bị máu nhiễm trùng, lượng máu tới da có thể bị giảm đi khiến da trở nên tím tái, nhợt nhạt.

Tâm thần kinh: tùy mức độ khác nhau như mệt mỏi, li bì, lơ mơ hoặc vật vã kích thích, nặng nhất là hôn mê.

Đối tượng dễ mắc máu nhiễm khuẩn

Vì sao bị nhiễm khuẩn máu? Đa phần các yếu tố nguy cơ sau đây dễ mắc phải máu nhiễm khuẩn nhất:

Trẻ bị máu nhiễm khuẩn thường có độ tuổi nhỏ dưới 12 tháng, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nhẹ cân, bị dị tật bẩm sinh.

Lạm dụng kháng sinh cho dùng bừa bãi, không đúng chỉ định.

Suy giảm hệ thống miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải HIV, đang điều trị hóa trị chống ung thư, cấy ghép nội tạng, dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Mắc nhiều bệnh lý mạn tính như tim mạch, tiểu đường, gan, thận, ung thư.

Đang có chấn thương, vết thương nghiêm trọng.

Nhiễm khuẩn máu có lây không? Máu nhiễm khuẩn sẽ không lây lan, đặc biệt không lây qua tiếp xúc thông thường.

Cách điều trị máu nhiễm khuẩn

Máu nhiễm khuẩn, đặc biệt là trẻ bị máu nhiễm khuẩn dù ở mức độ nào cũng có khả năng đe dọa đến tính mạng người. Tuy nhiên, nếu ai hiểu rõ máu nhiễm khuẩn là gì, xác định vì sao bị nhiễm khuẩn máu, sẽ dễ dàng điều trị và giảm tỷ lệ tử vong đáng kể.

Điều trị máu nhiễm khuẩn bao gồm việc chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, chống rối loạn đông máu và kháng sinh, nâng cao sức đề kháng. Cụ thể:

Điều trị bằng kháng sinh: Đa số các trường hợp gây nhiễm trùng máu là do vi khuẩn, do đó, kháng sinh vẫn có hiệu quả điều trị. Dùng kháng sinh theo mầm bệnh và kháng sinh đồ, liều cao, có thể phải dùng kháng sinh phối hợp trong trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh và chưa rõ mầm bệnh.

Điều trị bằng thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng nấm: Trong trường hợp nhiễm trùng máu gây ra do virus hoặc nấm, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus hoặc nấm.

Truyền dịch: Người bị nhiễm trùng máu thường bị hạ huyết áp, do đó cần truyền dịch để tăng huyết áp.

Liệu pháp oxy: Tăng cường cung cấp oxy cho máu bằng ống thông qua mũi, mặt nạ oxy hay thở máy.

Lọc máu trong trường hợp suy thận cấp.

Phẫu thuật: Phẫu thuật được cho là phương pháp điều trị tận gốc nhiễm trùng máu trong trường hợp xác định được nguồn gốc nhiễm trùng.

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể: bằng truyền máu, đạm, sinh tố, hoa quả.

Việc phát hiện sớm và tích cực điều trị máu nhiễm khuẩn sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Vì vậy, tự trang bị những hiểu biết cần thiết, đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế tin cậy là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Leo Software
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay